3TCloud – Phiếu lắp ráp

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng phiếu xuất lắp ráp tại phân hệ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH.

Phiếu xuất lắp ráp có tác dụng xuất kho vật tư A,B,C,… ra để hình thành ra 1 loại vật tư X.

Phiếu xuất lắp ráp vừa đóng vai trò là phiếu xuất kho cho vật tư A,B,C,.. vừa đóng vai trò là phiếu nhập kho cho vật tư X

Bài viết sẽ hướng dẫn cách thức nhập liệu theo 2 trường hợp gồm:

  • Trường hợp 01: Lắp ráp không có định mức.
  • Trường hợp 02: Có định mức lắp ráp.

Chi tiết từng bước nhập liệu như sau:

Trường hợp 01: Lắp ráp không có định mức

Ví dụ: Ngày 05/09/2021 xuất kho vật tư để lắp ráp 01 bộ máy tính Dell PC1200 bàn gồm:

STT Tên vật tư hàng hóa ĐVT Số lượng
1 Bàn phím máy tính Chiếc 1
2 Cây máy tính bàn Chiếc 1
3 Màn hình máy tính bàn Chiếc 1
4 Chuột dây Chiếc 1

Bước 1: Chọn nghiệp vụ Phiếu xuất lắp ráp

Tích chọn phân hệ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH, hiện cột Nghiệp vụ chọn phiếu Lắp ráp.

Tại màn hình nghiệp vụ “Lắp ráp” nhấn biểu tượng thêm mới trên thành menu hoặc phím tắt F2.

Bước 2: Nhập liệu thông tin phiếu Lắp ráp

Ngày chứng từ Ngày tiến hành lắp ráp vật tư.
Đối tượng Là nhân viên kho/ kế toán/ đơn vị chủ quản.
Diễn giải Tóm tắt nội dung nghiệp vụ.
Mã nhập xuất Trường hợp vật tư xuất ra lắp ráp và vật tư nhập về khác nhau về bản chất thì sẽ phát sinh định khoản. Ví dụ: lắp ráp vật tư (Có 152) hình thành thành phẩm (Nợ 155) sẽ sử dụng mã nhập xuất có tài khoản ngầm định là 155. Như vậy với phiếu lắp ráp cần chọn mã nhập xuất có tài khoản ngầm định tương ứng với tài khoản vật tư của vật tư nhập được sau quá trình lắp ráp.

Trường hợp vật tư xuất ra lắp ráp hình thành được vật tư khác cũng bản chất. Ví dụ lắp ráp mã hàng hóa A,B,C (156) thành mã hàng hóa X (156) đều hạch toán bằng tài khoản 156 thì chỉ cần chọn mã nhập xuất không định khoản sổ cái.

(Chi tiết về mã nhập xuất thao khảo tại link)

Thông tin vật tư (1) Thông tin vật tư xuất kho đem đi lắp ráp.

Mã vật tư xuất là gì? Đơn vị tính của vật tư đem đi xuất? Xuất tư kho nào? Xuất số lượng bao nhiêu?

Thông tin vật tư (2) Thông tin vật tư nhập được sau quá trình lắp ráp.

Kết quả của quá trình tháo dỡ thu được những mã vật tư gì? Nhập vào kho nào? Đơn vị tính? Số lượng nhập được bao nhiêu? Đơn giá và Thành tiền sẽ được xác định bằng tổng cộng giá trị của các vật tư xuất kho lắp ráp.

Sau khi điền đầy đủ thông tin nhấn “Ghi lại” hoặc phím tắt CTRL + ENTER để lưu lại nội dung nhập liệu.

Trường hợp 02: Có định mức lắp ráp

Khi thành phẩm sản xuất được khai báo định mức nguyên vật liệu tại Danh mục định mức thì khi cần lắp ráp ra thành phẩm đó chỉ cần nhấn vào chức năng Xuất theo định mức, phần mềm sẽ tự động nhảy ra các vật tư hình thành lên thành phẩm.

(Chi tiết cách khai báo định mức tham khảo tại link)

Thực hiện các thao tác mở nghiệp vụ lắp ráp tương tự như TH01 sau đó nhấn vào chức năng “Xuất theo định mức”

Hiện bảng Nhập theo định mức điền các thông tin

Sản phẩm Là mã thành phẩm muốn lắp ráp thành.
Số lượng Muốn lắp ráp ra bao nhiêu thành phẩm?
Xuất vật tư tại kho Các vật tư sử dụng để lắp ráp ra thành phẩm được xuất ra từ kho nào?

Nhấn “Chấp nhận” phần mềm sẽ theo định mức để xác định để hình thành ra thành phẩm (vật tư cần lắp ráp được) cần xuất những vật tư gì tương ứng số lượng.

Trên đây là toàn bộ các thao tác hướng dẫn nhập liệu phiếu Lắp ráp tại phân hệ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH.