Bài viết này 3TCloud sẽ cung cấp một số nội dung chi tiết về việc điều chỉnh giảm hóa đơn giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng xử lý khi có tình huống phát sinh.
1. Quy định về điều chỉnh giảm doanh thu
Căn cứ điểm b khoản 1, điều 81 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc điều chỉnh giảm trong doanh thu như sau:
– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh
– Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ từ kỳ trước đến kỳ sau có phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán, ghi giảm doanh thu trên báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo
- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh
2. Các tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm
Một số tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm như: khi phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng viết sai, doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại, trường hợp giảm do quyết toán công ty xây dựng…
2.1 Khi phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng viết sai
Khi phát hiện hóa đơn GTGT viết sai nhưng đã thực hiện kê khai thuế thì 2 bên phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót và người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Các mục trên hóa đơn thường có thể viết sai như:
+ Mã số thuế
+ Ngày tháng năm phát sinh
+ Tên hàng hóa
+ Đơn vị tính
+ Đơn giá
+ Thuế suất
+ Tiền thuế
+ Thành tiền
+ Số tiền bằng chữ…
Căn cứ theo khoản 3, điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…”
Trường hợp nếu chỉ ghi sai tên công ty mà MST vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần lập biên bản điều chỉnh mà không cần lập hóa đơn điều chỉnh.
2.2 Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại
Căn cứ theo khoản 2.5 phụ lục 4 thông tư 39/2019/TT-BTC quy định:
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc kỳ chiết khấu hàng bán thì doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền và tiền thuế điều chỉnh.
Theo quy định tại thông tư 32/2011/TT-BTC thì hóa đơn điều chỉnh sẽ không được ghi số âm. Tuy nhiên, theo quy định tại mục e, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC của thông tư 78/2021/TT-BTC thì nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót được sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm theo đúng với thực tế cần điều chỉnh
2.3 Trường hợp giảm do quyết toán công ty xây dựng
Đối với công trình xây dựng đã được quyết toán, nhưng sau đó cơ quan thẩm quyền kiểm tra quyết toán lại làm thay đổi giá trị được thanh toán:
+ Trường hợp 1: Nếu việc quyết toán làm tăng thêm giá trị được thanh toán, thì bên B viết hoá đơn cho phần tăng thêm để A, B hạch toán bình thường.
+ Trường hợp 2: Nếu giảm giá trị được thanh toán thì bên B viết hoá đơn, điều chỉnh giảm và 2 bên hạch toán như trường hợp giảm giá hàng bán sau khi đã nhập hàng.
Như vậy với trường hợp 2 thì doanh nghiệp cần thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
3. Hướng dẫn hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm
Để hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm, kế toán doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau:
3.1. Hạch toán bên bán
Các trường hợp giảm giá hàng bán như trường hợp hóa đơn viết sai hoặc điều chỉnh lại giá trị công trình xây dựng khi quyết toán thuế, kế toán ghi:
Nợ TK: 511
Nợ TK: 33311
Có TK: 111, 112, 131
Riêng đối với trường hợp hạch toán điều chỉnh giảm do trả lại hàng bán hoặc do chiết khấu thương mại, kế toán thực hiện ghi Nợ TK 511 nếu áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133; hoặc Nợ TK 521 nếu áp dụng theo thông tư 200.
3.2. Hạch toán bên mua
- Nếu hàng còn tồn trong kho thì ghi Giảm giá trị hàng hóa:
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 156
Có TK: 1331
- Nếu hàng đã bán thì ghi Giảm giá vốn hàng bán
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 632
Có TK: 1331
- Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý thì ghi Giảm chi phí đó xuống
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 154, 642 …
Có TK: 1331
4. Nhập liệu hóa đơn điều chỉnh giảm trên 3TCloud
Trên phần mềm 3TCloud để ghi nhận nghiệp hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng, đơn giá – doanh thu, người dùng có thể sử dụng 1 trong 2 chứng từ:
- Nhập liệu tại Hóa đơn bán hàng ghi GIÁ TRỊ ÂM
- Nhập liệu tại Hàng bán bị trả lại.
Tham khảo chi tiết tại bài viết hướng dẫn từng loại chứng từ.
——- PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE 3TCLOUD – BÁO CÁO CHÍNH XÁC VÀ TỰ ĐỘNG ——-
MIỄN PHÍ dùng thử lên tới 30 ngày.
MIỄN PHÍ sử dụng lên tới 12 tháng áp dụng cho Doanh nghiệp mới thành lập.
- Đầy đủ phân hệ kế toán
- Sử dụng mọi lúc, mọi nơi, không cần cài đặt
- Dữ liệu an toàn, bảo mật
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
- Tích hợp xuất hóa đơn điện tử
- Miễn phí tự động quản lý hóa đơn điện tử đầu vào qua email và Công cụ thống kê hóa đơn điện tử hàng loạt 3T-Plugin.
- Và còn rất nhiều tiện ích ưu Việt khác.
Liên hệ tư vấn và sử dụng ngay:
3TSoft & 3TCloud – Phần mềm kế toán chuyên nghiệp
Zalo: 0963.324.086
Hotline: 02436.230.590 | 591 – 02439.964.617
Tổng đài: 1900.6137
Website: https://3tsoft.vn/