Đối với các Doanh nghiệp lựa chọn tính Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, kế toán cần nắm rõ nghiệp vụ kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ. Hãy tìm hiểu nội dung dưới đây.

1. Mục đích của việc kết chuyển thuế GTGT

Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ thuế – tức nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN) hàng kỳ (tháng, quý, năm) vì vậy đến cuối kỳ, anh/chị kế toán doanh nghiệp cần thực hiện kết chuyển thuế để đưa một trong hai tài khoản sau về tình trạng không còn số dư:

  • TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ 
  • TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước.

Bút toán kết chuyển thuế GTGT thực hiện cuối kỳ – nếu như trong kỳ có phát sinh ghi bên Nợ của tài khoản đó thì bút toán kết chuyển sẽ ghi bên Có của tài khoản và ngược lại.

Kế toán doanh nghiệp thực hiện so sánh số tiền thuế đã tổng hợp được trên tài khoản 133 và tài khoản 3331 để lấy số tiền đưa vào bút toán kết chuyển theo nguyên tắc lấy số tiền bé hơn.

Sau khi kết chuyển song, kế toán viên cần thực hiện kiểm tra để xác định tính hợp lý của bút toán này. Có hai cách để kiểm tra tính hợp lý:

  • So sánh dư nợ tài khoản 133 ghi tại phần mềm kế toán và số liệu tại chỉ tiêu 43 – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau trên HTKK
  • So sánh dư có tài khoản 3331 tại phần mềm kế toán = số liệu tại chỉ tiêu 40 – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ trên HTKK

Nếu các số liệu có sự chênh lệch thì chắc chắn kế toán viên đã hạch toán sai hoặc xuất hiện sai sót ở quá trình kê khai. Trong trường hợp này, kế toán viên cần tìm được nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch để điều chỉnh lại các bút toán định khoản hoặc kê khai điều chỉnh thuế GTGT.

Như vậy, mục đích cuối cùng của việc kết chuyển thuế VAT cuối kỳ là giúp doanh nghiệp có thể xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp vào NSNN.

2. Nguyên tắc khi thực hiện kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

Doanh nghiệp thực hiện hạch toán kết chuyển thuế VAT cuối kỳ nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp không thực hiện kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ.

  • Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo kỳ nào (tháng/ quý) thì cuối kỳ đó phải thực hiện kết chuyển: Kỳ theo tháng thì thực hiện cuối tháng, kỳ theo quý thì thực hiện cuối quý.
  • Kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ: Bù trừ giữa số thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp được khấu trừ (TK 133) với số thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp phải nộp (TK 3331) để xác định số thuế doanh nghiệp phải thực nộp vào NSNN:

Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu vào < số thuế GTGT đầu ra

Doanh nghiệp phải nộp vào NSNN số thuế bằng số chênh lệch với:

  • Số chênh lệch = số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào

Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu vào = số thuế GTGT đầu ra

Doanh nghiệp không phải nộp thuế hay số thuế GTGT phải nộp vào NSNN = 0

Trường hợp 3: Số thuế GTGT đầu vào > số thuế GTGT đầu ra

Doanh nghiệp không phải nộp thuế và được khấu trừ thuế GTGT chuyển kỳ sau bằng số chênh lệch với:

Cung cấp các loại dây chuyền phổ biến dành cho nữ như mặt dây chuyền, vòng cổ và chain necklace. Mua đồ trang sức bằng nhiều loại kim loại và đá quý để phù hợp với bất kỳ dịp nào

  • Số chênh lệch = số thuế GTGT đầu vào – Số thuế GTGT đầu ra

3. Các bước thực hiện bút toán kết chuyển thuế VAT cuối kỳ

3.1. Tính toán xác định số thuế đầu ra phải nộp

Số thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ được xác định bằng công thức như sau:

Số thuế GTGT đầu ra phải nộp = Phát sinh có TK 3331 – Phát sinh nợ TK 3331

Phát sinh nợ TK 3331 trong kỳ bao gồm một số trường hợp như: doanh nghiệp điều chỉnh giá hàng bán, doanh nghiệp giảm giá cho hàng bán, hàng bán của doanh nghiệp bị trả lại… không bao gồm số thuế GTGT đã nộp của kỳ trước.

3.2.Tính toán xác định số thuế đầu vào được khấu trừ

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ xác định qua công thức:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Dư nợ TK 133 đầu kỳ – Phát sinh nợ TK 133 trong kỳ – Phát sinh có TK 133 trong kỳ.

Lưu ý: Đây là số liệu khi kế toán viên chưa thực hiện bút toán kết chuyển thuế VAT cuối kỳ.

3.3.Thực hiện đối chiếu số thuế giá trị gia tăng đầu ra với số thuế giá trị gia tăng đầu vào

Khi đối chiếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, chúng ta thấy xuất hiện các trường hợp:

Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu vào < số thuế GTGT đầu ra

Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán viên thực hiện bút toán kết chuyển để kết chuyển toàn bộ phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, hạch toán:

Nợ TK 3331/ Có TK 1331 = Giá trị thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ

Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu vào > số thuế GTGT đầu ra

Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán viên thực hiện bút toán kết chuyển để kết chuyển toàn bộ phần thuế GTGT đầu ra phải nộp, hạch toán:

Nợ TK 3331 / Có TK 1331 = Giá trị thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ

Ví dụ 1: Công ty X trong kỳ tính quý II năm 2022 có số thuế GTGT đầu ra phải nộp là 60 triệu đồng, số dư nợ tại TK 133 là 30 triệu đồng. Như vậy, cuối kỳ kế toán công ty X thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT đầu vào đầu ra, hạch toán:

Nợ TK 3331: 30.000.000

Có TK 133: 30.000.000

Lúc này, số dư có của TK 3331 là: 30 triệu đồng chính là số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

Ví dụ 2: Công ty Y trong kỳ tính quý III năm 2020 có số thuế GTGT đầu ra phải nộp là 30 triệu đồng, số dư nợ tại TK 133 là 50 triệu đồng. Như vậy, cuối kỳ kế toán viên công ty Y thực hiện bút toán kết, chuyển thuế GTGT đầu vào đầu ra, hạch toán:

Nợ TK 3331: 30.000.000

Có TK 133: 30.000.000

Lúc này, số dư nợ của TK 133: 20 triệu đồng chính là số thuế GTGT mà doanh nghiệp còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau.

3.4. Kiểm tra việc kết chuyển giữa kế toán và thuế

– Trường hợp số Thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán so sánh số liệu ở TK 3331 và số liệu trên chỉ tiêu số 40 trên tờ khai thuế GTGT, theo đó:

  • Số dư cuối kỳ TK 3331 (Số dư sau khi thực hiện kết chuyển thuế, không tính bút toán nộp thuế) = Số liệu tại chỉ tiêu 40 trên tờ khai

– Trường hợp số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán so sánh số liệu ở TK 133 và số liệu trên chỉ tiêu số 43 trên tờ khai thuế GTGT, theo đó:

  • Số dư nợ TK 133 = Số liệu chỉ tiêu 43 trên tờ khai

Việc kết chuyển khác đơn giản nhưng nếu không chý ý kế toán có thể thực hiện kết chuyển sai giá trị dẫn đến sổ sách kế toán chưa chính xác.

Chính vì vậy Phần mềm kế toán online 3TCloud đã tổ chức bút toán kết chuyển thuế GTGT tự động, đảm bảo thao tác kết chuyển thực hiện nhanh chóng và chính xác.

——- PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE 3TCLOUD – BÁO CÁO CHÍNH XÁC VÀ TỰ ĐỘNG ——-

MIỄN PHÍ dùng thử lên tới 30 ngày.

MIỄN PHÍ sử dụng lên tới 12 tháng áp dụng cho Doanh nghiệp mới thành lập.

  • Đầy đủ phân hệ kế toán
  • Sử dụng mọi lúc, mọi nơi, không cần cài đặt
  • Dữ liệu an toàn, bảo mật
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
  • Tích hợp xuất hóa đơn điện tử
  • Miễn phí tự động quản lý hóa đơn điện tử đầu vào qua email và Công cụ thống kê hóa đơn điện tử hàng loạt 3T-Plugin.
  • Và còn rất nhiều tiện ích ưu Việt khác.

Liên hệ tư vấn và sử dụng ngay:

3TSoft & 3TCloud – Phần mềm kế toán chuyên nghiệp

Zalo: 0963.324.086

Hotline: 02436.230.590 | 591 – 02439.964.617

Tổng đài: 1900.6137

Website: https://3tsoft.vn/